Củ riềng là gì? Củ riềng hay giềng, cách phân biệt củ riềng và củ gừng

1 Củ riềng là gì?

Củ riềng có tên khoa học là Alpinia docinarum, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như riềng gió, riềng thuốc, cao lương khương, phong phương hay kìm sung.

Củ riềng có nguồn gốc từ các khu vực phía Nam châu Á và nó thường được sử dụng trong y học cổ truyền của người Trung Quốc và người Ấn Độ trong suốt nhiều thế kỷ.

Bạn đang xem: Cây riềng

Củ riềng thuộc cây thân thảo, sống nhiều năm và có chiều cao phát triển đến 2m. Lá hình mũi mác, nhọn ở phần đầu và có màu xanh. Hoa riềng thường mọc trên đỉnh cây, tạo hình trông như chiếc dùi và có màu trắng xanh, nở vào tháng 5 – 8. Quả dạng hạch, hình tròn, khi chín có màu nâu và thường xuất hiện vào tháng 9 – 11. Rễ mọc bò ngang và phát triển, phình to thành củ riềng.

Khi còn non, củ riềng có màu đỏ nâu và chuyển sang màu vàng nhạt lúc già. Thân củ riềng có thể chia thành nhiều đốt với kích thước không đều nhau, có vảy bao phủ ở phía ngoài và hương thơm nhẹ. Phần ruột củ riềng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, rất đặc và chứa nhiều sợi xơ.

Củ riềng là một loại gia vị giống như gừng và nghệ, sử dụng cho nhiều món ăn ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Ngoài ra, củ riềng có thể dùng để ăn tươi hoặc nấu chín.

2 Củ riềng hay củ giềng?

Vì phát âm khá giống nhau, nhiều người hay gọi củ riềng thành củ giềng. Tuy nhiên, cách gọi đúng chính tả là củ riềng, bạn nhé. Ngoài ra, củ riềng còn được biết đến qua những tên gọi khác như riềng thuốc, riềng gió, phong phương, cao lương khương hoặc kìm sung.

3 Củ riềng có mấy loại?

Củ riềng có 2 loại là riềng thường và riềng nếp. Dưới đây là một số đặc điểm mà bạn có thể phân biệt giữa 2 loại củ riềng này:

Riềng thường

Riềng nếp

Tên khoa học

Alpinia officinarum Hance

Alpinia galanga (L.) Willd

Thuộc họ

Xem Tại: Cây hoa Tử đằng

Gừng (Zingiberaceae)

Xem Tại: Cây hoa Tử đằng

Gừng (Zingiberaceae)

Tên gọi khác

Tiểu lương khương, cao lương khương hoặc phong khương.

Sơn khương tử, hồng đậu khấu, sơn nại hoặc riềng ấm.

Thân cây

Thân cỏ, cao từ 0.7 – 1.2m

Thân thảo, to và cao hơn 2m.

Rễ củ

Mọc bò ngang, màu vàng nâu, phình to thành nhiều củ và có phủ nhiều rễ con.

Màu hồng nhạt, kích thước to dao động từ 2 – 3cm.

Không có cuống nhưng có bẹ, hình mác dài và nhẵn.

Chiều dài lá từ 22 – 40cm, rộng khoảng 24mm.

Hình mác, nhọn và mép lá có viền trắng. Không cuống.

Chiều dài lá khoảng 40cm, rộng 7cm.

Xem Tại: Trồng cây nguyệt quế dáng đẹp, hoa thơm, rước tài lộc vào nhà

Hoa

Mọc cụm hình chùy, thường mọc ở đầu cành và có lông măng dài khoảng 10cm.

Lớp mặt trong của hoa có màu trắng và mép lá hơi mỏng.

Mọc cụm hình chùy dài từ 15 – 3cm.

Hoa trắng, điểm hồng và dài khoảng 20 – 25cm.

Quả

Quả hình tròn thuôn.

Quả hình trứng hoặc hình cầu, màu đỏ nâu.

4 Cách phân biệt củ riềng và củ gừng

Khi sử dụng, không ít người vẫn còn hay nhầm lẫn giữa củ riềng và củ gừng. Vậy thì bạn có thể phân biệt dễ dàng 2 loại củ này qua một số đặc điểm cơ bản như sau:

Dựa vào hình dáng

Với củ riềng: Củ thường có kích thước trung bình từ 3 – 5cm, có màu đỏ nâu (khi còn non) rồi chuyển sang màu vàng nhạt (khi già). Trên củ riềng có nhiều đốt với kích thước không đều nhau, vỏ bóng và có lớp vảy bao phủ. Thân củ cứng hơn so với củ gừng.

Với củ gừng: Củ có kích thước trung bình từ 3 – 7cm. Thân củ phân thành nhiều nhánh với lớp vỏ ngoài mỏng, có màu vàng nhạt. Phần ruột bên trong có màu vàng đậm. Khi còn non, gừng sẽ có nhiều bột, nhưng về già thì củ gừng xuất hiện nhiều xơ hơn.

Dựa vào mùi vị

Với củ riềng: Hương thơm nhẹ khi ngửi ngoài củ, vị hắc và cay nhẹ.

Với củ gừng: Vị hắc, quyện lẫn vị cay và vị hơi ngọt.

5 Một số món ngon với củ riềng

Bạn có thể sử dụng củ riềng như một loại gia vị, để khử mùi tanh của thực phẩm tươi sống hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác để tẩm ướp và chế biến nhiều món ăn như món kho, món nướng và món nước.

Tham khảo thêm nhiều công thức chế biến món ngon với củ riềng cùng Điện máy XANH:

Hy vọng, bạn đã biết được củ riềng là gì cũng như nên gọi là củ riềng hay giềng, kèm với cách phân biệt củ riềng và củ gừng khi chế biến món ăn rồi đấy. Chúc bạn có thêm nhiều món ăn ngon từ việc sử dụng loại củ gia vị này.

Xem Thêm: Rau trai (cây thài lài) và những công dụng quý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *