Một số biển hiện thiếu hoặc thừa dinh dưỡng trên cây lúa

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng,… Tất cả các chất trên đây phân bón đều có thể cung cấp được. Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần, nhưng 3 yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần với lượng lớn là: đạm, lân và kali là những chất cần thiết cho những quá trình sống diễn ra trong cây lúa.

Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn lúa non cho đến lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo, prôtêin… Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ cây lúa, không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không thể tồn tại.

Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Vì vậy việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa, cho từng gia đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu… cụ thể.

Một số biểu hiện thiếu, thừa dinh dưỡng bà con có thể tham khảo:

1. Yêu cầu dinh dưỡng đạm đối với cây lúa :

* Biểu hiện lúa thiếu đạm (N):

– Trừ lá non còn xanh, các lá già chuyển sang màu vàng nhạt, lá lúa ngắn, thẳng, bàn lá hẹp, lá có màu xanh vàng.

– Cây lúa phát triển kém, thấp lùn, nẩy chồi kém.

– Toàn bộ ruộng có màu vàng nhạt.

– Năng suất giảm.

biểu hiện lúa thiếu đạm

* Biểu hiện lúa thừa phân đạm:

– Cây lúa có màu xanh đậm. Cây lúa thường mọc um tùm, đẻ nhánh muộn và không tập trung.

– Thân cây lúa thường yếu, có nguy cơ đổ ngã lúc gần chín và dễ bị thất thoát. Ruộng lúa cũng có thể xanh không đồng đều do bón phân đạm không đều.

2. Yêu cầu dinh dưỡng lân đối với cây lúa

* Biểu hiện thiếu lân ở cây lúa (P):

biểu hiện thiếu lân trên cây lúa

– Cây lúa thiếu lân, triệu chứng thường xuất hiện ở lá lúa già.

– Lá ngắn, bản lá hẹp, thẳng, lá lúa có màu xanh đậm đến xanh tối. Các lá non vẩn khỏe, các lá già chết khi đã chuyển màu nâu, trên lá có thể có màu đỏ hoặc màu tím huyết dụ nếu giống lúa có xu hướng sản sinh ra sắt tố antoxian.

– Hệ thống rễ của cây lúa kém phát triển.

– Cây ốm, thấp lùn, ít phát triển, cây nẩy chồi kém.

– Năng suất giảm.

* Biểu hiện thừa lân (P) ở cây lúa :

Thừa P không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.

3. Yêu cầu dinh dưỡng kali (K) đối với cây lúa

Triệu chứng thiếu kali trên lúa thường xuất hiện ở lá già.

* Biểu hiện thiếu kali trên cây lúa

lúa thiếu kali

– Thiếu kali cây lúa kém phát triển, cây thấp, lá ngắn rủ xuống màu xanh đậm, các lá dưới bắt đầu từ ngọn biến màu nâu vàng giữa các gân lá, lúc khô trở thành màu nâu nhạt, sự thiếu kali trên lúa thường kéo theo bệnh đốm nâu phát triển trên lá.

– Cây dễ bị đổ ngã ở giai đoạn lúa trổ.

– Đầu lá lúa xuất hiện những đốm nâu sau đó bị khô cháy.

– Thời gian chín kéo dài.

– Hạt lép trên bông cao. Năng suất giảm.

* Biểu hiện thiếu kali đối với cây lúa

– Sẽ kìm hãm quá trình hút nước, ngăn cản hấp thu Mg, ức chế quá trình hấp thu đạm.

– Nếu bón quá nhiều đạm, bón không cân đối với lân và kali hoặc bón không đúng kỹ thuật dễ dẫn đến lốp đổ, hạt lép nhiều, sâu bệnh phá hại nặng.

4. Nhu cầu dinh dưỡng Caxi (Ca) đối với cây lúa

* Lúa biểu hiện thiếu Ca:

lúa thiếu Ca

– Triệu chứng thiếu Ca thường xuất hiện trên lá non, đầu lá non chuyển màu trắng, lá cuốn tròn hoặc quăn queo. Những đám chết mô xuất hiện dọc theo mép lá. Những lá già chuyển màu nâu và chết.

– Cây lúa thấp lùn, đỉnh sinh trưởng bị còi cọc và chết.

– Chức năng hoạt động của rễ bị suy yếu.

– Thiếu canxi dẩn đến cây hút nhiều Fe và cây dể bị ngộ độc sắt.

5. Nhu cầu dinh dưỡng Magie (Mg) đối với cây lúa

* Lúa biểu hiện thiếu Magie:

– Triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở lá già rồi sau đó đến lá non.

– Cây lúa có màu xanh nhợt nhạt, lá lúa gợn sóng và rủ xuống, gân lá có màu vàng cam. Lá già bị úa vàng và sau đó đến lá non.

– Sự héo úa phát triển thành màu vàng ở lá già.

lúa thiếu Magie

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *