【Hướng dẫn】Cách trồng cây thủy sinh bể cá đơn giản, chi tiết

Cây thủy sinh không chỉ tô điểm thêm cho bể cá của bạn. Mà nó còn tạo ra những sân chơi cho những chú cá trong bể của bạn nữa đấy. Hơn nữa chúng còn có tác dụng loại bỏ nitrat khỏi nước, cải thiện chất lượng nước tốt hơn. Kìm hãm sự phát triển của rong tảo. Vậy cách trồng cây thủy sinh bể cá như thế nào?

Tại sao nên trồng cây thủy sinh trong bể cá?

Như chúng ta đã biết, trong môi trường cá sống trong tự nhiên có rất nhiều loại cây cũng như thực vật dưới nước. Và để tạo cho chúng một môi trường sống thoải mái và tự nhiên nhất. Bạn có thể trồng các loại cây thủy sinh bổ sung cho chúng vui chơi, ẩn lấp…

Ngoài ra, khi trồng cây thủy sinh bạn sẽ góp phần tạo nên sự cân bằng sinh học. Điểm tô màu sắc cho bể cá một cách tự nhiên nhất. Sự quang hợp của cây sẽ tạo ra oxy tươi cho cá hô hấp. Hấp thụ khí CO2 do cá thải ra trong quá trình hô hấp. Từ đó giúp điều hòa được môi trường nước tốt hơn đấy.

Đọc tiếp  ĐẶC ĐIỂM CỦA BƯỞI DIỄN -

Tìm hiểu cách trồng cây thủy sinh bể cá

Chọn loại cây thủy sinh thích hợp

Trước khi tìm hiểu cách trồng cây thủy sinh bể cá, bạn cần xác định rõ phong cách hồ cá và chọn loại cây thủy sinh thích hợp. Một lời khuyên dành cho bạn là hãy lựa chọn những loại cây thủy sinh dễ trồng khi mới bắt đầu. Đây sẽ chính là những kinh nghiệm quý báu để bạn trồng những cây thủy sinh khó trồng khó chăm.

Đặc biệt, bạn phải tìm hiểu rõ điều kiện sinh trưởng và phát triển của từng loại thủy sinh mà mình chọn lựa để giúp cây sống và sinh trưởng tốt. Vì mỗi loài cây thủy sinh sẽ có cách trồng, nhu cầu ánh sáng, dinh dưỡng, dòng nước, … khác nhau.

+ Các loại cây cao:

Một số loại cây cao bạn có thể chọn như: cây lưỡi mác (Amazon Sword), dương xỉ Java. Cây lưỡi mác trồng dễ và chúng phát triển rất nhanh. Nhanh chóng giúp bạn che khuất hệ thống lọc và dây lộ ra từ phía sau. Dương xỉ Java có các cành lá dài giúp cá có nơi ẩn náu tốt.

+ Cây có chiều cao trung bình

Nếu bạn muốn lựa chọn những cây có chiều cao trung bình. Có thể lựa chọn cây ráy Nana, cỏ thìa … Với thân cong và có lá tròn của cây ráy Nana. Hay lá dài màu xanh với phiến lá cong và sinh trưởng rất tốt của cỏ thìa. Những loại này có thể sinh trưởng tốt xung quanh các vật trang trí bể cá khác như tượng đá, cây gỗ…

Đọc tiếp  TRỒNG CÂY GÌ TRÊN ĐẤT CÁT PHÙ HỢP VÀ MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO

Ngoài ra cũng còn một số loại cây thủy sinh dễ trồng khác bạn có thể tham khảo. Ví dụ như: rong đuôi chồn, súng thủy sinh, thủy cúc, cây thủy sinh thanh đản… Không chỉ cách trồng cây thủy sinh đơn giản mà cách chăm sóc cây cũng không hề phức tạp.

Bạn nên mua loại cây thủy sinh đã trưởng thành nếu muốn có ngay bể hoàn chỉnh. Cây trưởng thành thường đắt hơn nhưng thay vào đó bạn sẽ có ngay thành phẩm hoàn chỉnh. Chú ý kiểm tra kĩ trước khi mua, đảm bảo cây sạch sẽ và khỏe mạnh nhé.

Trang trí đáy và dọc mặt trước bể bằng rêu

Rêu mọc thấp dưới tận đáy bể, chiều cao cũng khá ngắn. Vì vậy bạn có thể trồng ở mặt trước bể cá mà không lo che khuất các cây khác. Các loài rêu nước ngọt dễ trồng bao gồm Java Moss, Willow Moss và Water Wisteria. Rêu cũng mọc khá nhanh nên bạn sẽ rất nhanh có được thành quả. Rêu sinh trưởng tốt nhất dưới ánh sáng từ trung bình đến mạnh. Nó cũng có thể làm thức ăn cho những loại cá ăn thực vật đấy.

Một lựa chọn tuyệt vời khác cho đáy bể và mặt trước bể là cây trân châu Cuba (Dwarf Baby Tears). Loài cây có lá sum suê này mọc nhanh như rêu nhưng có dạng giống cây bụi hơn. Cây trân châu Cuba sinh trưởng tốt nhất trong ánh sáng mạnh.

Đọc tiếp  Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

Lót vật liệu nền tốt và thân thiện với cây

Lớp nền là vật liệu dùng để phủ đáy bể. Để cây thủy sinh có thể phát triển tốt thì cần có một lớp nền giàu dinh dưỡng. Tuy loại này lúc đầu có thể hơi đắt hơn một chút. Nhưng nó lại vô cùng cần thiết nếu bạn muốn có một bể thủy sinh đẹp đấy.

Để tránh cho nước bị đục khi các loại cá của bạn rượt đuổi hay vui đùa. Khấy động nước hoặc chúng thúc lớp rêu kiếm đồ ăn. Do đó bạn nên rải một lớp sỏi mỏng lên phía trên nhé.

Đất sét và đá ong là các lựa chọn tốt để bổ sung dinh dưỡng. Sử dụng hai loại vật liệu nền này cũng ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, những vật liệu này thường mất nhiều thời gian hơn để ổn định trong bể. Còn Aqua Soil chứa nhiều dinh dưỡng cho cây. Thế nhưng nó lại làm cho mức pH trong nước giảm về mức 7. Mặc dù là lựa chọn tối ưu cho cây. Nhưng loại vật liệu nền này có thể gây hại cho cá. Bạn cần kiểm tra nhu cầu về độ pH của cá trước khi chọn loại nền này nhé.

Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh bể cá

Khi trồng cây cần bám vào lớp đất nền để chúng có thể hút chất dinh dưỡng. Đặt rễ cây ở ngay dưới bề mặt nền chứ không nên sâu quá. Cây có thể rất dễ bị chết vì thân rễ bị vùi lấp. Đảm bảo không cắm cây này chồng chéo lên cây kia.

  • Cây dài, cắt cắm: dùng nhíp giữ lấy phần cuốn thấp nhất của cây sau đó cấm xuống nền đất trong bể.
  • Cây thân ngắn, dày rộng: dùng nhíp giữ lấy phần khóm rễ dưới cùng thấp nhất của cây từ từ cấm rễ xuống nền đất trong bể rồi rút ra.
  • Cây cỏ trải nền (thân, rễ ngắn): giữ phần rễ kéo xuống nền, dùng nhíp lấp nhẹ.
Đọc tiếp  Mua gậy bóng chày ở đâu chính hãng, giá rẻ giao hàng tại nhà?

Thả cây vào bể cá, buộc các loại cây còn lại lên thân gỗ hoặc đá để cây tự mọc rễ bằng dây cước câu cá. Một số loài thực vật như rêu, dương xỉ Java hoặc ráy Nana… Chúng rất ưa mọc trên đá hoặc gỗ. Đối với các mẫu gỗ hoặc mẫu đá, bạn hãy đặt cây lên lũa, quấn dây cước câu cá xung quanh và thả vào bể cá.

Sau khoảng 1 tuần khi bể đã ổn định. Các loại cây thủy sinh cũng đã bám được vào đất và sinh trưởng bình thường. Bạn hoàn toàn có thể thả cá rồi nhé. Đừng háo hức thả cá quá sớm nếu không muốn chúng dễ chết. Môi trường nước trong bể cần quá trình tạo vi sinh, ổn định nước. Cá sẽ rất dễ chết nếu môi trường nước chưa được ổn định đấy.

Trên đây là một số chia sẻ đơn giản về cách trồng cây thủy sinh bể cá. Chaucayxuatkhau hy vọng có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình tự setup bể cá thủy sinh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *