– “Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình… Tình hình này một lần nữa cho thấy người dân hiện nay đang chịu thiệt. Còn các doanh nghiệp có vị thế độc quyền thì có nhiều cơ hội để thu lại lợi nhuận mà không cần phải nâng cao hiệu quả, không cần phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cũng như không cần phải có sự cạnh tranh” – Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận xét.
Từ đầu tháng 8/2013, giá xăng dầu thế giới liên tục giảm mạnh, còn xăng dầu trong nước vẫn đứng yên. Mặt khác, dù Petrolimex luôn “kêu gào” lỗ, nhưng theo báo cáo tài chính mới nhất của Tập đoàn này lại cho thấy, Petrolimex lãi 898 tỷ trước thuế, trong đó 43% tổng doanh thu từ xăng dầu. Để làm rõ những nghịch lý này, PV báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh.
Lần thứ 2 chịu thiệt vì tiền thuế
Tại bản công bố thông tin, Petrolimex đã công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 687 tỷ đồng. Nếu tính trên số vốn kinh doanh do chủ sở hữu đầu tư và các cổ đông khác góp vốn thì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn đạt 4,7%.
Cổ đông chi phối là nhà nước hiện nắm giữ 95,1% vốn điều lệ.
Như vậy có thể thấy nắm lượng vốn ngân sách cực lớn từ tiền thuế của dân, nhưng thực tế số lãi 898 tỷ đồng vẫn là thấp, tỷ suất lợi nhuận cực thấp.
Có thể rút ra hai điều: Petrolimex sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả và gánh nặng để đảm bảo phải lãi người dân phải gánh cùng tập đoàn độc quyền này.
|
PV: Trong việc điều hành giá xăng dầu nhiều năm trở lại đây, dư luận và các chuyên gia kinh tế dường như đã mệt mỏi với điệp khúc than lỗ của Petrolimex. Giá thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước lập tức tăng, còn giá thế giới giảm, xăng dầu trong nước vẫn không giảm vì có thể… lỗ. Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả kinh doanh của Petrolimex?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Báo cáo gần đây của Petrolimex đã cho thấy Petrolimex vẫn lãi về xăng dầu chứ không lỗ như Petrolimex vẫn thường hay kêu và công bố.
Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Petrolimex là một Tổng công ty Nhà nước và có tôn chỉ, mục đích là nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Thế thì việc tăng giá rất nhanh mà giảm giá thì chẳng thấy là do quy định 30 ngày. Nếu nhìn lại 30 ngày đó, họ sẽ vin vào những ngày giá vẫn cao để không giảm. Rõ ràng đây là một quy định không thực sự công bằng.
Trong phiên họp sáng 20/8, nhiều đại biểu Quốc hội đã hỏi đến lợi ích nhóm trong các quy định pháp luật. Và Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã nói rằng, mới chỉ có dấu hiệu thôi, chứ chưa có được những chứng minh nào cụ thể.
Tôi nghĩ rằng muốn có những chứng minh thì phải có điều tra. Nếu phát hiện được những dấu hiệu đó thì cần phải có sự xử lý kịp thời. Và việc những văn bản, nghị định để áp dụng cơ chế thị trường quá chậm, nên tình hình này một lần nữa cho thấy người dân hiện nay đang chịu thiệt.
Còn các doanh nghiệp có vị thế độc quyền thì có nhiều cơ hội để thu lại lợi nhuận mà không cần phải nâng cao hiệu quả, không cần phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cũng như không cần phải có sự cạnh tranh.
![]() |
Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch… |
PV: Thực tế là, người tiêu dùng là người gánh chịu hậu quả sự lỗ của Petrolimex. Trong khi đó, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013, Tập đoàn này vẫn đạt lợi nhuận trước thuế 898 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ mặt hàng xăng dầu chiếm 43%. Người tiêu dùng phải hiểu thế nào về sự tiền hậu bất nhất này của Petrolimex? Phải giải thích thế nào về mối nghi ngờ, rằng dù kinh doanh không hiệu quả nhưng Petrolimex vẫn lãi lớn nhờ dồn gánh nặng lên người tiêu dùng?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Tôi thì không dám nói là họ dồn hết gánh nặng vào người dân. Vì bất kỳ kết luận nào cũng phải có căn cứ khoa học và không nên cảm tính. Nhưng tôi nghĩ số lãi của Petrolimex về xăng dầu như vậy là chưa công bằng.
Tôi cho rằng, giá xăng dầu hiện nay mà người dân và nền kinh tế gánh chịu có tác động rất không tốt đến tình hình lạm phát, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Và theo tôi, trước hết cần thay đổi quy định pháp lý, sau đó phải có quy định rõ ràng về khả năng kiểm soát độc quyền.
Nếu mà không có thì như hiện nay, chúng ta chỉ có thể nói thôi chứ chúng ta chưa làm được gì.
PV: Đứng ở góc độ quản lý Nhà nước, phải xử lý như thế nào với tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh không hiệu quả như Petrolimex? Trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp này phải xem xét và xử lý thế nào, thưa ông?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Ở các nước trên thế giới họ có những quy định pháp luật rất chặt chẽ về kiểm soát độc quyền. Và họ có một ủy ban kiểm soát độc quyền trực thuộc Quốc hội. Ủy ban này có bộ máy rất lớn và có thể tổ chức điều tra.
Hiện nay ở Việt Nam chúng ta chưa có cái này. Cho nên khả năng thực tế kiểm soát độc quyền là không có. Đấy là điều rất thiệt thòi cho người dân và cho cơ chế thị trường ở Việt Nam.
Vì chừng nào còn quá nhiều độc quyền thì những doanh nghiệp độc quyền sẽ sống rất khỏe, còn nền kinh tế và người dân còn chịu thiệt thòi.
Theo tôi, cần phải có ý kiến từ đại biểu Quốc hội, người dân cũng như từ phía Chính phủ về vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Petrolimex lỗ nặng, lãnh đạo hưởng lương cao… đúng luật |
Duyên Duyên
(ĐVO) – “Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình… Tình hình này một lần nữa cho thấy người dân hiện nay đang chịu thiệt. Còn các doanh nghiệp có vị thế độc quyền thì có nhiều cơ hội để thu lại lợi nhuận mà không cần phải nâng cao hiệu quả, không cần phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cũng như không cần phải có sự cạnh tranh” – Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận xét.
Lần thứ 2 chịu thiệt vì tiền thuế
Tại bản công bố thông tin, Petrolimex đã công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 687 tỷ đồng. Nếu tính trên số vốn kinh doanh do chủ sở hữu đầu tư và các cổ đông khác góp vốn thì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn đạt 4,7%.
Cổ đông chi phối là nhà nước hiện nắm giữ 95,1% vốn điều lệ.
Như vậy có thể thấy nắm lượng vốn ngân sách cực lớn từ tiền thuế của dân, nhưng thực tế số lãi 898 tỷ đồng vẫn là thấp, tỷ suất lợi nhuận cực thấp.
Có thể rút ra hai điều: Petrolimex sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả và gánh nặng để đảm bảo phải lãi người dân phải gánh cùng tập đoàn độc quyền này.
|
Từ đầu tháng 8/2013, giá xăng dầu thế giới liên tục giảm mạnh, còn xăng dầu trong nước vẫn đứng yên. Mặt khác, dù Petrolimex luôn “kêu gào” lỗ, nhưng theo báo cáo tài chính mới nhất của Tập đoàn này lại cho thấy, Petrolimex lãi 898 tỷ trước thuế, trong đó 43% tổng doanh thu từ xăng dầu. Để làm rõ những nghịch lý này, PV báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh.
PV: Trong việc điều hành giá xăng dầu nhiều năm trở lại đây, dư luận và các chuyên gia kinh tế dường như đã mệt mỏi với điệp khúc than lỗ của Petrolimex. Giá thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước lập tức tăng, còn giá thế giới giảm, xăng dầu trong nước vẫn không giảm vì có thể… lỗ. Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả kinh doanh của Petrolimex?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Báo cáo gần đây của Petrolimex đã cho thấy Petrolimex vẫn lãi về xăng dầu chứ không lỗ như Petrolimex vẫn thường hay kêu và công bố.
Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Petrolimex là một Tổng công ty Nhà nước và có tôn chỉ, mục đích là nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Thế thì việc tăng giá rất nhanh mà giảm giá thì chẳng thấy là do quy định 30 ngày. Nếu nhìn lại 30 ngày đó, họ sẽ vin vào những ngày giá vẫn cao để không giảm. Rõ ràng đây là một quy định không thực sự công bằng.
Trong phiên họp sáng 20/8, nhiều đại biểu Quốc hội đã hỏi đến lợi ích nhóm trong các quy định pháp luật. Và Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã nói rằng, mới chỉ có dấu hiệu thôi, chứ chưa có được những chứng minh nào cụ thể.
Tôi nghĩ rằng muốn có những chứng minh thì phải có điều tra. Nếu phát hiện được những dấu hiệu đó thì cần phải có sự xử lý kịp thời. Và việc những văn bản, nghị định để áp dụng cơ chế thị trường quá chậm, nên tình hình này một lần nữa cho thấy người dân hiện nay đang chịu thiệt.
Còn các doanh nghiệp có vị thế độc quyền thì có nhiều cơ hội để thu lại lợi nhuận mà không cần phải nâng cao hiệu quả, không cần phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cũng như không cần phải có sự cạnh tranh.
![]() |
Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch… |
PV: Thực tế là, người tiêu dùng là người gánh chịu hậu quả sự lỗ của Petrolimex. Trong khi đó, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013, Tập đoàn này vẫn đạt lợi nhuận trước thuế 898 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ mặt hàng xăng dầu chiếm 43%. Người tiêu dùng phải hiểu thế nào về sự tiền hậu bất nhất này của Petrolimex? Phải giải thích thế nào về mối nghi ngờ, rằng dù kinh doanh không hiệu quả nhưng Petrolimex vẫn lãi lớn nhờ dồn gánh nặng lên người tiêu dùng?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Tôi thì không dám nói là họ dồn hết gánh nặng vào người dân. Vì bất kỳ kết luận nào cũng phải có căn cứ khoa học và không nên cảm tính. Nhưng tôi nghĩ số lãi của Petrolimex về xăng dầu như vậy là chưa công bằng.
Tôi cho rằng, giá xăng dầu hiện nay mà người dân và nền kinh tế gánh chịu có tác động rất không tốt đến tình hình lạm phát, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Và theo tôi, trước hết cần thay đổi quy định pháp lý, sau đó phải có quy định rõ ràng về khả năng kiểm soát độc quyền.
Nếu mà không có thì như hiện nay, chúng ta chỉ có thể nói thôi chứ chúng ta chưa làm được gì.
PV: Đứng ở góc độ quản lý Nhà nước, phải xử lý như thế nào với tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh không hiệu quả như Petrolimex? Trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp này phải xem xét và xử lý thế nào, thưa ông?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Ở các nước trên thế giới họ có những quy định pháp luật rất chặt chẽ về kiểm soát độc quyền. Và họ có một ủy ban kiểm soát độc quyền trực thuộc Quốc hội. Ủy ban này có bộ máy rất lớn và có thể tổ chức điều tra.
Hiện nay ở Việt Nam chúng ta chưa có cái này. Cho nên khả năng thực tế kiểm soát độc quyền là không có. Đấy là điều rất thiệt thòi cho người dân và cho cơ chế thị trường ở Việt Nam.
Vì chừng nào còn quá nhiều độc quyền thì những doanh nghiệp độc quyền sẽ sống rất khỏe, còn nền kinh tế và người dân còn chịu thiệt thòi.
Theo tôi, cần phải có ý kiến từ đại biểu Quốc hội, người dân cũng như từ phía Chính phủ về vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn ông!