Mặc dù lo ngại về môi trường, địa chất, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) vẫn tin rằng, có thể kiểm soát được những kết quả không mong muốn trong quá trình thử nghiệm. Nếu có ảnh hưởng nghiêm trọng về vấn đề sụt lún, đề án sẽ bị hủy bỏ.
Xung quanh vấn đề khai thác mỏ than đồng bằng sông Hồng, ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng, chủ đầu tư các dự án năng lượng thuộc bể than đồng bằng sông Hồng (thuộc TKV) đã có buổi trao đổi sau
– Dự án thí điểm khai thác mỏ than đồng bằng sông Hồng được TKV triển khai đến đâu thưa ông?
– TKV dự kiến tiến hành thử nghiệm công nghệ tại 3 mỏ ở Hưng Yên và 1 mỏ ở Thái Bình. Hiện cả 4 dự án thí điểm vẫn đang chờ cấp phép của Bộ Tài nguyên Môi trường.
Bốn dự án thí điểm đều dùng hai loại hình công nghệ khai thác hầm lò phần nông (mức -450/-600 m), phần sâu (-600/-1.200 m) và khí hóa than ngầm nông (mức —9=’]-[300/-450m) và sâu (-450/-900 m). Dự án thử nghiệm có chi phí khoảng 6,5 triệu USD. Trong đó hai đối tác nước ngoài là Australia và Nhật chịu 40%, TKV chịu 60%.
– TKV đánh giá thế nào về hiệu quả kinh tế của đề án này?
– Cả đề án có 11 dự án. Trong đó, chủ yếu là các dự án thăm dò và thử nghiệm. Hiện TKV mới chỉ lập đề án để xin chủ trương. Còn phải qua một loạt khâu thăm dò, thử nghiệm, lập dự án. Trong quá trình báo cáo khả thi, TKV mới đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. Tuy nhiên, theo đánh giá sơ lược, mọi dự án đều có hiệu quả kinh tế xã hội trong trường hợp giá dầu thế giới lên 50 USD.
– NEDO chưa bao giờ có ý định khai thác than mỏ sông Hồng. NEDO dùng vốn ODA để kiểm chứng việc phía Việt Nam nói sông Hồng có 210 tỷ tấn than có đúng hay không. Mục đích chính của họ là như thế. Họ bỏ ra 5 triệu USD và đã xác nhận là có than thật.– Một đối tác Nhật là NEDO năm 1998-2001 đã rút lui sau khi thăm dò bể than sông Hồng. Vì sao TKV có thể tự tin để thực hiện đề án này?
NEDO không phải là tổ chức khai thác và Nhật cũng không phải là một cường quốc khai thác than. Họ chưa đủ điều kiện đánh giá có nên khai thác than hay không. Nếu chỉ thử nghiệm 1 hoặc 2 dự án thì tỷ lệ thành công, thất bại là 50-50. Thử nghiệm càng nhiều xác suất thành công càng cao. Nếu thử nghiệm cả 4 dự án tỷ lệ thành công của mỏ than thử nghiệm sẽ tăng từ 50% lên đến 70%.
– Một số nhà khoa học lo ngại đồng bằng sông Hồng có địa chất phức tạp và chất lượng than nâu ở đây rất thấp. TKV đánh giá sao về điều này?
– Đúng là địa chất đồng bằng sông Hồng rất phức tạp, nhất là vấn đề đất và nước. Nước ở sông Hồng có nhiều nhưng không ở trong tầng chứa than. Cụ thể, ở tầng đệ tứ từ mặt đất xuống chiều sâu 150- 200 m rất nhiều nước nhưng lại không có vỉa than nào cả. Tầng neogen có hàng trăm vỉa than nhưng lại rất ít nước. Vấn đề là đừng để nước chảy từ tầng đệ tứ xuống neogen. Ngoài ra, đất đá ở sông Hồng rất mềm xốp khiến công tác đào bới dễ dàng nhưng khả năng chống giữ lò than lại rất khó. Ở Quảng Ninh khi đào lò, chúng ta chỉ chống hai bên nóc và hông. Nhưng ở sông Hồng, vừa phải chống trên nóc, hai bên hông lại và dưới nền.
Chất lượng than đồng bằng sông Hồng về mặt lý hóa có thể thấp hơn than Quảng Ninh. Nhưng than nâu đồng bằng sông Hồng dùng để phát điện và ngành công nghiệp hóa học thì thực chất than sông Hồng tốt hơn than Quảng Ninh rất nhiều.
– Ảnh hưởng trong thời gian bao nhiêu năm vẫn có thể tính được. Không cần chờ đến 30 năm mà ngay trong giai đoạn thử nghiệm, nếu làm tốt chúng ta có thể lường trước được hậu quả. Mọi thứ đều phụ thuộc vào giai đoạn thử nghiệm. Nếu 30- 40 năm nữa nó mới ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng quá lớn, chúng ta có thể dừng lại dự án này vẫn chưa muộn.– TKV nhận định thế nào trước lời cảnh báo của giới chuyên gia, rằng những tác động đến địa tầng, môi trường khu vực này có thể không nhìn thấy trong vài năm, mà sau hàng chục, thậm chí hàng trăm năm?
Tôi cho rằng nếu đề án không thành công, chúng ta cũng có cơ sở khoa học để báo cáo Chính phủ, Quốc hội rằng, ở đồng bằng có mỏ than lớn nhưng chưa thể khai thác được. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước, Chính phủ phải có quyết sách khác như tích cực nhập khẩu than, phát triển nguồn năng lượng khác như phong điện, thủy điện, điện sóng biển khi sản lượng than Quảng Ninh đang có nguy cơ cạn kiệt.
– Vậy TKV dự kiến có biện pháp gì để khắc phục những nguy cơ đã đựơc cảnh báo này?
– 70% mỏ than Quảng Ninh dùng phương pháp khai thác lộ thiên. Và đây chính là nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trường. Khác với Quảng Ninh, đồng bằng sông Hồng dùng công nghệ khai thác than hầm lò và khí hóa than dưới lòng đất. Hai công nghệ này ảnh hưởng đến môi trường rất ít.
Tuy nhiên, sụt lún là vấn đề đáng lo ngại. Cũng phải lưu ý rằng, chống sụt lún khác với việc xử lý hậu quả sụt lún. TKV đặc biệt lưu tâm đến vấn đề chống sụt. Để khắc phục tình trạng này, TKV tiến hành các thử nghiệm ở nhiều độ sâu khác nhau. Nếu không may xảy ra sụt lún, ở mức độ nào đó có thể lấy phù sa bồi đắp.
– TKV sẽ giải quyết thế nào trong trường hợp tập quán của 180.000 hộ dân ở khu vực đồng bằng sông Hồng bị xáo trộn?
– Trong giai đoạn thử nghiệm, chúng tôi dự kiến mượn 6 ha đất của người dân. Thời gian thử nghiệm chỉ trong vòng 6 tháng nhưng TKV dự kiến mượn đất trong 3 năm. Hơn 2 năm còn lại sẽ để cho đất “hồi lại” và người dân vẫn có thể canh tác. TKV sẽ trả chi phí cho người dân bằng số tiền họ thu được khi cấy lúa.
Khi dự án được triển khai chính thức, nhiều dự án nhiệt điện cùng khu công nghiệp khác như thủy tinh, sành sứ sẽ mọc lên. Tôi tin rằng GDP tỉnh Hưng Yên và Thái Bình sẽ tăng gấp nhiều lần. Đời sống của người dân có thể bị xáo trộn do chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp sang công nghiệp.
– Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vựa lúa của cả nước. TKV nghĩ sao về vấn đề an ninh lương thực tại đây?
– Giữa an ninh lương thực và an ninh năng lượng, tôi cho rằng an ninh năng lượng căng thẳng, gay cấn, bức xúc hơn rất nhiều. Hiện chúng ta đang xuất khẩu cả lương thực và năng lượng. Tuy nhiên, trong tương lai gần, ta sẽ phải nhập khẩu năng lượng.
Đề án này có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực nhưng không đáng kể và chưa bằng một sân golf. Nếu tính cả 11 dự án được triển khai, tổng số đất bị tối đa là 1.500 ha, vẫn chưa bằng diện tích bồi đắp 1.600 ha của tỉnh Nam Định.