Nội dung quy định của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về việc cấp giấy phép xây dựng

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về công trình xây dựng.
  • 2. Đối tượng điều chỉnh của luật xây dựng
  • 3. Các nội dung cơ bản luật xây dựng hiện nay
  • 4. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng
  • 5. Thời gian cấp Giấy phép xây dựng
  • 6. Quy định về việc xin cấp Giấy phép xây dựng đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên

1. Khái niệm về công trình xây dựng.

Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

Luật xây dựng – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Law on Construction.

Đọc tiếp  Các quy định chiều cao tầng trệt, mật độ xây dựng, ban công đối với nhà ở cập nhật nhất

Luật xây dựng là một nhánh của pháp luật kinh tế, bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động của pháp nhân kinh tế và các quan hệ kinh tế, xã hội, kĩ thuật và mĩ thuật phát sinh trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng tiến hành có hiệu quả đúng pháp luật và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đặt ra.

2. Đối tượng điều chỉnh của luật xây dựng

Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh giữa các doanh nghiệp

Đó là quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá của những pháp nhân kinh tế, diễn ra trên thị trường đầu tư và xây dựng.

Các mối quan hệ này rất đa dạng và phong phú, song tập trung chủ yếu vào các quan hệ kinh tế có liên quan đến các hoạt động qui hoạch, khảo sát, thiết kế, tư vấn, đấu thầu, chọn thầu, xây lắp công trình, mua, bán, sản phẩm hàng hoá cung ứng dịch vụ, quan hệ tài chính, tiền tệ, tài sản…

Các quan hệ này nảy sinh và được giải quyết chủ yếu thông qua các hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể kinh tế như: các chủ đầu tư, các công ty tư vấn, công ty xây dựng, tổ chức cung ứng, sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng và thiết bị công nghệ…

Riêng các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước thì yếu tố tổ chức – kế hoạch, yếu tố nhiệm vụ – nghĩa vụ chi phối mạnh hơn yếu tố sở nguyện của các chủ thể.

Đọc tiếp  Hoamunich

3. Các nội dung cơ bản luật xây dựng hiện nay

Các nội dung cơ bản hay mục lục luật xây dựng mới nhất hiện nay đang điều chỉnh các vấn đề sau:

Thứ nhất, xác định các nội dung, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật xây dựng

Thứ hai, quy định về các vấn đề quy hoạch xây dựng, quản lý hoạt động xây dựng như: pháp luật xây dựng quy hoạch đô thị, nông thôn, chức năng đặc thù, trách nhiệm, thẩm quyền quy hoạch…

Thứ ba, quy định các nội dung liên quan đến quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm:

  • Nguyên tắc và hình thức quản lý
  • Thẩm định
  • Thẩm quyền
  • Điều chỉnh dự án

Thứ tư, các quy định về giấy phép xây dựng đối với nhà ở khu đô thị, luật xây dựng nhà ở nông thôn, biệt thự, khách sạn, sửa chữa nhà ở… bao gồm các trường hợp được miễn và trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy phép trước khi khởi công…

Quy định rõ trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan liên quan đối với việc cấp giấy phép xây dựng từ điều kiện, hồ sơ, thẩm quyền, cấp mới, điều chỉnh, gia hạn giấy phép…

Thứ năm, nội dung về quy định các hoạt động như nghiệm thu, kiểm tra, bàn giao công trình và các quy định về bảo hiểm xây dựng.

Thứ sáu, các nội dung được đề cập bao gồm: hợp đồng xây dựng, chi phí đầu tư, quy trình thanh toán, quyết toán công trình.

Thứ bảy, nội dung về phân hạng năng lực hoạt động xây dựng để xác định được tổ chức hoạt động xây dựng nào sẽ phù hợp nhất với từng loại công trình.

Ngoài ra, luật xây dựng mới nhất còn đề cập tới các nội dung như cách thức chuyển giao dịch vụ công, giám sát cộng đồng đối với hoạt động xây dựng, hợp tác quốc tế trong xây dựng, tiêu chuẩn của công trường xây dựng, thi công, bàn giao công trình xây dựng…

Đọc tiếp  Khoa Xây Dựng

4. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép.

– Các loại giấy phép xây dựng

Luật 2020 kế thừa Luật 2014, tuy nhiên bổ sung thêm giấy phéo xây dựng có thời hạn, cụ thể Giấy phép xây dựng gồm:

+ Giấy phép xây dựng mới;

+ Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

+ Giấy phép di dời công trình;

+ Giấy phép xây dựng có thời hạn.

– Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

Căn cứ Luật Xây dựng 2020, nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm:

+ Tên công trình thuộc dự án.

+ Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

+ Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

+ Loại, cấp công trình xây dựng.

+ Cốt xây dựng công trình.

+ Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

+ Mật độ xây dựng (nếu có).

+ Hệ số sử dụng đất (nếu có).

+ Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ (1) đến (8) còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

+ Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

Đọc tiếp  Một số sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất.

Kể từ ngày 01/01/2021, 9 loại công trình dưới đây sẽ được miễn giấy phép xây dựng:

Cụ thể, các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

(1) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

(2) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

(3) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 Luật Xây dựng;

(4) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

(5) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

(6) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Đọc tiếp  Top truyện tranh cực hay về xây dựng lãnh địa

(7) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng;

(8) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

(9) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại (2), (6), (7), (8) và (9), trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại (9) có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

5. Thời gian cấp Giấy phép xây dựng

– Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, thời gian cấp Giấy phép xây dựng là 30 ngày. Tuy nhiên, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã giảm thời gian này xuống còn là 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Đọc tiếp  EVP là gì? 5 bước xây dựng EVP cho doanh nghiệp

– Trường hợp những dự án có tính phức tạp cần thêm thời gian để xem xét, thẩm định thì Cơ quan có thẩm quyền phải gửi thông báo bằng văn bản đến nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét thực hiện, tuy nhiên thời gian này không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định của Luật Xây dựng 2014 (khoản 1 Điều 102).

– Bên cạnh đó, một điểm tiến bộ được cho là thống nhất là “Thời gian Cấp Giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật quảng cáo”.

6. Quy định về việc xin cấp Giấy phép xây dựng đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên

Kể từ ngày 01/01/2021 Luật Xây dựng 2020 đã Thay đổi quy định về việc xin cấp Giấy phép xây dựng đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên:

– Theo quy định của Luật Xây dựng 2014 thì nhà ở riêng lẻ ở nông thôn được xây dựng trong các khu di tích lịch sử văn hóa hay các khu bảo tồn thì phải xin cấp Giấy phép xây dựng.

– Tuy nhiên, đến Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì quy định này đã được mở rộng hơn, cụ thể:

+ Miễn giấy phép xây dựng trong trường hợp nhà ở riêng lẻ tại nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và không thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng các địa điểm dân cư mà đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Còn lại, tất cả các trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có diện tích từ 7 tầng trở lên đều phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *